Hợp đồng đặt cọc là yếu tố quan trọng khi mua bán đất ở Đà Lạt

5/5 - (1 bình chọn)

Hợp đồng đặt cọc là yếu tố quan trọng khi mua bán đất ở Đà Lạt nói riêng và mua bán kinh doanh tất cả các mặt hàng khác. Hãy cùng https://blog.bdslamdong.vn/  tìm hiểu những yếu tố đó qua bài viết sau đây. 

Khi mua bán mặt hàng nào có giá trị lớn cũng cần có hợp đồng đặt cọc. Hợp đồng đặt cọc tạo sự tin tưởng cho đôi bên; và là bằng chứng mang tính pháp lý quan trọng để bảo vệ lợi ích cho cả bên mua và bên bán; nếu có tranh chấp xảy ra. Với việc mua bán đất ở Đà Lạt thì càng không thể thiếu loại hợp đồng này.

Hợp đồng đặt cọc đi kèm với niềm tin khi giao dịch mua bán đất Đà Lạt

Những yếu tố quan trọng  của hợp đồng đặt cọc khi mua bán đất ở Đà Lạt

 1.Các bên tham gia hợp đồng đặt cọc

Nhân tố tham gia đặt cọc là quan trọng hàng đầu trong hợp đồng. Đối với các loại tài sản chung sau hôn nhân. Khi mua chúng ta nên yêu cầu bên bán đứng cả tên chồng và vợ. Tránh trường hợp một trong hai bên đổi ý; vì chưa thông báo cho nhau biết khi bán tài sản chung này. 

Có thể tham khảo như sau:

………..,ngày ……..tháng ………….năm 2020, chúng tôi gồm có:

I. Bên đặt cọc (sau đây gọi là Bên A):

Ông (Bà): ……………………………………Sinh ngày: …………………………………..

Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày…………………………
tại……………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………….

II. Bên nhận đặt cọc (sau đây gọi là Bên B):

Họ và tên chủ hộ:………………………Sinh ngày: ………………………………

Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………

Các thành viên của hộ gia đình bên bán (bên B):

Ông (Bà): ……………………………Sinh ngày: ………………………………………

Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………

Ông (Bà): ………………………………Sinh ngày: ………………………………………

Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………

2. Người làm chứng khá quan trọng trong hợp đồng đặt cọc mua bán đất Đà Lạt 

Người làm chứng là nhân tố không thể thiếu trong bất kì một bản hợp đồng đặt cọc nào nói chúng và hợp đồng đặt cọc mua bán đất Đà Lạt nói riêng hiện nay. Yếu tố này có thể không có cũng không sao; nhưng với những người cẩn thận; và với ai muốn tăng tính pháp lý, độ tin cậy cho bản hợp đồng này; thì nên tìm người làm chứng uy tín để giao dịch của mình diễn ra được suôn sẻ, nhanh chóng. 

Nên có người thứ 3 uy tín làm chứng để giao dịch tăng thêm niềm tin

Có thể tham khảo như sau:

1. Ông (Bà): ………………………………Sinh ngày: …………………………………

Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………

2.Ông (Bà): ………………………………Sinh ngày: ………………………………………

Chứng minh nhân dân số: ………………………..cấp ngày ………………tại……………………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………

3. Nội dung chính của hợp đồng đặt cọc khi mua bán đất ở Đà Lạt

Thông thường, những nội dung chính của các hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất sẽ có những nội dung chính sau đây:

  • Thông tin bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc;
  • Đối tượng chính của hợp đồng: chính là tài sản đặt cọc: thường là số tiền cụ thể, được viết bằng chữ và số. Cần nêu rõ số tiền này đặt cọc nhằm mục đích chuyển nhượng lại toàn bộ thửa đất số bao nhiêu, tờ bản đồ số bao nhiêu. Và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ nào….. Thêm nữa, cần liệt kê các thông tin thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thửa đất đó. 
  • Giá chuyển nhượng là bao nhiêu; kèm theo phương thức đặt cọc và thanh toán;
  • Các điều khoản về thỏa thuận trách nhiệm tiến hành thủ tục công chứng chuyển nhượng và đăng ký sang tên;
  • Thời hạn đặt cọc; 
  • Nghĩa vụ nộp thuế, phí và lệ phí;
  • Xử lý tiền đặt cọc: theo thỏa thuận của hai bên nếu một trong hai bên từ chối chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Phương thức giải quyết tranh chấp và cam đoan của các bên.

Có thể tham khảo như sau:

Hai bên đồng ý thực hiện ký kết Hợp đồng đặt cọc với các thỏa thuận sau đây:

ĐIỀU 1:TÀI SẢN ĐẶT CỌC

Bên A đặt cọc cho bên B bằng tiền mặt với số tiền là:………… …………………………

Bằng chữ:………………………………………………………………………

ĐIỀU 2: THỜI HẠN ĐẶT CỌC

Thời hạn đặt cọc là: …………………….…, kể từ ngày …… tháng ………. năm 2010

ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH ĐẶT CỌC

1.Bằng việc đặt cọc này Bên A cam kết mua đất của bên B tại ………………………..

Bên B nhận tiền đặt cọc và cam kết sẽ bán đất thuộc sở hữu hợp pháp và không có bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến mảnh đất mà bên B giao bán cho bên A tại : ……………………………..với diện tích là ………….. .m2.

Giá bán là ………………………………………………….………………………

2. Trong thời gian đặt cọc, bên B cam kết sẽ làm các thủ tục pháp lý để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên A, bên A cam kết sẽ trả ………………………………………………. khi hai bên ký hợp đồng mua bán đất tại phòng công chứng Nhà Nước, ………………… sẽ được bên A thanh toán nốt khi bên B giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bên B cam kết sẽ giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong vòng 7 ngày kể từ ngày bên A và bên B ký hợp đồng mua bán tại phòng công chứng Nhà Nước.

Bên B có nghĩa vụ nộp các khoản thuế phát sinh trong quá trình giao dịch theo đúng quy định của pháp luật (đối với thuế đất, thuế chuyển nhượng bên B sẽ là người thanh toán mà bên A không phải trả bất cứ khoản phí nào) .

ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A

1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

a) Giao số tiền đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận ngay khi ký hợp đồng đặt cọc;

b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất số tiền đặt cọc;

2. Bên A có các quyền sau đây:

a) Nhận lại số tiền đặt cọc từ Bên B hoặc được trừ khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3 (mục đích đặt cọc đạt được);

b) Nhận lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3 (mục đích đặt cọc không đạt được);

ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B

1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

a) Trả lại số tiền đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3 (mục đích đặt cọc đạt được);

b) Trả lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc cho Bên A trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3 (mục đích đặt cọc không đạt được);

c) Bên B có nghĩa vụ dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng khi giao đất để trả lại mặt bằng đất thổ cư cho bên A.

2. Bên B có các quyền sau đây:

Sở hữu số tiền đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3 (mục đích đặt cọc không đạt được).

ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; nếu mảnh đất trên thuộc diện quy hoạch không giao dịch được thì bên B phải hoàn trả lại 100% số tiền mà bên A đã giao cho bên B.

Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Mọi tranh chấp sẽ được phán xử theo quy định của luật pháp của Việt Nam.

ĐIỀU 7: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

  • Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc.
  • Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
  • Bên B đã nhận đủ số tiền đặt cọc nêu trong điều 1 từ bên A

ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

  • Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
  • Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của người làm chứng.
  • Hợp đồng có hiệu lực từ: ……………………………………………

Hợp đồng đặt cọc này bao gồm 03 trang được chia làm bốn bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ hai bản.

4. Công chứng mới có giá trị pháp lý

Về hình thức thì phải lập thành văn bản khi soạn hợp đồng đặt cọc. Không quy định là phải có công chứng, nhưng để đảm bảo tính pháp lý và không muốn rơi vào cảnh tiền mất thì nên tiến hành công chứng hợp đồng; với chữ ký của các bên tham gia, bao gồm: bên mua, bên bán và bên làm chứng.

Hợp đồng đặt cọc nên công chứng để an toàn về mặt pháp lý

Bài viết là chia sẻ của chúng tôi về tính quan trọng của văn bản hợp đồng đặt cọc. Hi vọng nó sẽ đem lại nhiều điều hữu ích đối với tất cả mọi người. Đừng quen theo dõi  https://blog.bdslamdong.vn/ để cập nhật các tin tức về mua bán nhà đất 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.