Diện tích Đà Lạt ra sao sau đề án quy hoạch của thủ tướng chính phủ?

Rate this post

Năm 2018 Thủ Tướng Chính Phủ Quyết Định “về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050”. Sau gần 2 năm, diện tích Đà Lạt ngày ấy và bây giờ ra sao? 

Đề án xậy dựng theo quy hoạch này với mục đích mở rộng thành phố Đà Lạt lên gấp 8,5 lần hiện nay. Tương lai diện tích Đà Lạt sẽ là 335.930 ha; bao gồm cả 5 vùng phụ cận. Đây là đề án giúp phát triển Đà Lạt trở thành vùng kinh tế trọng điểm của toàn bộ khu vực Tây Nguyên trong tương lai. Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận là vùng phát triển kinh tế động lực của tỉnh; bao gồm thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần huyện Lâm Hà. 

Diện mạo Đà Lạt sẽ thay đổi như thế nào?

Mục tiêu phát triển của đề án quy hoạch 

 Xây dựng và phát triển vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050; trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực Tây Nguyên; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, theo hướng hiện đại.

– Là trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế; phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.

Bản đồ đề án quy hoạch Đà Lạt và vùng phụ cận

– Phát triển ngành du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng; du lịch canh nông và du lịch văn hóa – di sản; danh lam thắng cảnh tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

– Phát triển hệ thống đô thị – nông thôn theo hướng tăng trưởng xanh; khả thi và phù hợp với xu thế hội nhập; sẵn sàng ứng phó vi biến đổkhí hậu. Phát triển các không gian đô thị, làng đô thị xanh; không gian du lịch, không gian sản xuất nông nghiệp hài hòa với không gian cảnh quan rừng đặc trưng; và không gian bảo tồn đa dạng sinh hc của vùng cao nguyên.

– Phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo; nghiên cứu khoa học cấp quốc gia; làm cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả vùng.

– Quốc phòng, an ninh được đảm bảo.

Định hướng phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch như sau:

+ Đến năm 2025: toàn tỉnh có 19 đô thị; trong đó 01 đô thị loại I (thành phố Đà Lạt), 01 đô thị loại II (thành phố Bảo Lộc); 06 đô thị loại IV (Đức Trọng, Thạnh Mỹ, Đinh Văn, Di Linh, Lộc Thắng, Mađaguôi); và 11 đô thị loại V (Lạc Dương, Đ’ran, Bằng Lăng, Đạ Rsal, Nam Ban; Lộc An, Hòa Ninh, Đạ Mri, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Phưc Cát).

Phối cảnh đề án trung tâm Đà Lạt sau quy hoạch

+ Năm 2035: toàn tỉnh có 19 đô thị, trong đó 01 đô thị loại I (thành phố Đà Lạt); 01 đô thị loại II (thành phố Bảo Lộc); 02 đô thị loại III (đô thị Đức Trọng, Di Linh); 06 đô thị loại IV (Thạnh Mỹ, Đinh Văn, Nam Ban, Lộc Thắng, Mađaguôi, Đạ Tẻh); 9 đô thị loại V (Lạc Dương, Đ’ran, Bằng Lăng, Đạ Rsal; Lộc An, Hòa Ninh, Đạ Mri, Cát Tiên, Phước Cát). Phát triển 02 thị tứ đạt tiêu chuẩn đô thị loại V (Lộc Phú, huyện Bảo Lâm và Tân Hà, huyện Lâm Hà).

Diện tích Đà Lạt thay đổi ra sao?

Về mô hình phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận; Quyết định nêu rõ sẽ phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận; theo mô hình chuỗi các đô thị liên kết theo tuyến vành đai và xuyên tâm; kết nối với các vùng du lịch sinh thái, các vùng cảnh quan rừng, cảnh quan nông nghiệp; phát triển bền vững; bảo tồn và phát huy tính đặc thù về tự nhiên và văn hóa – lịch sử.

Cấu trúc không gian là cấu trúc khung lưu thông; bao gồm tuyến vành đai vùng đô thị, các tuyến xuyên tâm và hướng tâm kết nối với vùng thành phố Hồ Chí Minh; vùng duyên hải Nam Trung bộ (Nha Trang, Phan Rang – Tháp Chàm, Phan Thiết); và Tây Nguyên (thành phố Buôn Mê Thuột).

Diện tích Đà Lạt sau quy hoạch

Quy hoạch Đà Lạt điều chỉnh nêu rõ; Đà Lạt trong tương lai sẽ gồm 6 đô thị vệ tinh lấy Đà Lạt hiện hữu là trung tâm. Các đô thị vệ tinh đảm nhiệm các chức năng khác nhau và cùng kết nối. Đà Lạt (5.900 ha) là đô thị đảm nhiệm chức năng của một trung tâm hành chính nghỉ dưỡng cao cấp; bảo tồn các di sản kiến trúc.

Huyện Đức Trọng sẽ hình thành các khu đô thị là Liên Nghĩa – Liên Khương (2.600 ha); và FiNôm – Thạnh Mỹ (1.700 ha), Đại Ninh (350 ha) được định hướng trở thành trung tâm thương mại; giải trí và phát triển kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao. Huyện Lâm Hà với đô thị Nam Ban (500 ha); sẽ là trung tâm du lịch hỗn hợp; chế biến nông sản, công viên chuyên đề nông nghiệp công nghệ cao.

Định hướng phát triển không gian thành phố Đà Lạt theo mô hình tuyến vành đai; và các trục hướng tâm theo hình nan quạt; kết nối với các trục cảnh quan mặt nước; cảnh quan rừng, cảnh quan địa hình và hệ thống công viên cây xanh; với mục tiêu nhằm bảo tồn và phát triển Đà Lạt thành đô thị đặc thù về quy hoạch; kiến trúc, văn hóa, lịch sử, cảnh quan tự nhiên; xây dựng Đà Lạt trở thành đô thị du lịch – văn hóa – khoa học, xanh và hiện đại có đẳng cấp quốc tế.

Trên đây là bài viết tổng hợp của https://blog.bdslamdong.vn/ về diện tích Đà Lạt sẽ có sự thay đổi lớn sau quy hoạch;Hi vọng sẽ đem lại nhiều điều hữu ích cho các bạn. Đây cũng là thông tin mà các nhà đầu tư bất động sản quan tâm rất nhiều. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.